Những ồn ào xung quanh chuyện xét giáo sư,êmchínhkhoahọcbắtđầutừviệcxétgiáosưphógiáosưb69 bet phó giáo sư (GS, PGS) năm nào cũng có. Trước hết là bởi dù nhà nước đã thay đổi cơ chế từ phong hàm sang xét đạt tiêu chuẩn, cơ sở đào tạo sẽ bổ nhiệm, nhưng trong quan niệm của đa số người dân và của chính nhà khoa học, được công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS là được vinh danh. Các hội đồng trở thành những thực thể quyền lực, trong khi kết quả của các mùa xét khiến cho dư luận không thể ngừng nghi ngờ về chất lượng của các hội đồng.
Từ khi áp lực công bố quốc tế đặt lên vai các nhà khoa học có nhu cầu xét học hàm, các chiêu trò xung quanh việc công bố công trình khoa học (bài báo) trên các tạp chí quốc tế nở rộ. Trong đó, rất nhiều vụ việc cụ thể đã được trang Facebook Liêm chính khoa học, Báo Thanh Niênvà nhiều báo khác phanh phui, như đăng bài trên tạp chí dởm, đăng bài trên các tạp chí săn mồi, mua bài của các đầu nậu, thậm chí có cả những "công xưởng" quốc tế chuyên đáp ứng nhu cầu có bài báo quốc tế của các nhà khoa học "dỏm".
Nhưng cách làm việc của phần lớn các hội đồng cho đến nay vẫn chỉ là "đếm bài" cho điểm. Cũng không còn cách nào khác nếu việc đánh giá ứng viên chỉ khuôn cứng trong hội đồng. Mỗi hội đồng cùng lắm chỉ 14 - 15 người, mà mỗi ngành thì vô số lĩnh vực. Trong khi đó, với các công bố khoa học ở tầm chuyên sâu thì nhà khoa học dù hàng đầu ở lĩnh vực này cũng khó mà hiểu được công trình ở lĩnh vực khác. Nên để "an toàn", hội đồng cứ bám theo các quy định cứng mà xét, trong khi chẳng có quy định nào bao phủ hết tình huống thực tiễn, đó là chưa kể nhiều quy định về xét tiêu chuẩn GS, PGS hiện nay không còn phù hợp với sự phát triển của nền khoa học VN.
Hai tuần nữa, sau khi có quyết định của Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước, đội ngũ khoa học nước nhà lại có thêm những người thầy mới. Để những người thầy liêm chính được tôn vinh xứng đáng, để có một con đường liêm chính chạy xuyên suốt nền khoa học nước nhà thì cần phải bắt đầu từ việc xét GS, PGS...